Tìm hiểu thêm về các dự án hiện tại của chúng tôi
Các dự án nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện bởi các nhân viên của Viện Đại học Sydney Việt Nam, các đối tác học thuật và các đơn vị trong ngành.
Thử nghiệm FLIRT: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đối chứng, mù đôi, đa trung tâm, đa quốc gia, pha 3, đánh giá hiệu quả của phác đồ có fluoroquinolone so với phác đồ có giả dược trong điều trị lao kháng isoniazid.
Nghiên cứu viên chính người Úc: GS.TS.BS Greg Fox, Đại học Sydney
Đối tác: Bệnh viện Phổi Trung ương
Địa điểm nghiên cứu: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
Chi tiết: Thử nghiệm FLIRT là một thử nghiệm phân bổ ngẫu nhiên (1:1), đối chứng giả dược, mù đôi, đan trung tâm, vượt trội, để so sánh tỷ lệ điều trị thành công duy trì của phác đồ can thiệp (có chứa fluoroquinolone) với phác đồ đối chứng, trong quần thể phân tích theo ý định điều trị có điều chỉnh ( mITT). Tổng cộng 920 người tham gia ≥10 tuổi, mắc lao phổi kháng isoniazid (INH-R), nhạy rifampicin (RIF-S) và nhạy fluoroquinolone, sẽ được thu tuyển tại các phòng khám lao ở Úc (Sydney), Việt Nam và Canada (Montreal và Vancouver) trong vòng 24-30 tháng và theo dõi trong 18 tháng. Thử nghiệm này được tài trợ bởi Quỹ Thử nghiệm Lâm sàng và Nghiên cứu Thuần tập từ Hội đồng Nghiên cứu Y học và Sức khỏe Quốc gia Úc tài trợ. Đại học Sydney là nhà tài trợ nghiên cứu quốc tế.
PHOENIx MDR-TB: Bảo vệ hộ gia đình khi phơi nhiễm với bệnh nhân chỉ điểm mới chẩn đoán lao kháng đa thuốc (PHOENIX MDR-TB)
Nghiên cứu viên chính người Úc: GS.TS.BS Greg Fox, Đại học Sydney
Đối tác: Bệnh viện Phổi Trung ương
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi tiết: PHOENIx MDR-TB là một thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm, nhãn mở, Giai đoạn III với thiết kế vượt trội, chia ngẫu nhiên theo cụm (những người tiếp xúc đủ điều kiện trong cùng một hộ gia đình là một cụm), để so sánh tính hiệu quả và tính an toàn của delamanid (DLM) 26 tuần so với Isoniazid (INH) 26 tuần trong việc điều trị dự phòng Lao hoạt động 96 tuần theo dõi ở những người tiếp xúc hộ gia đình (HHC) nguy cơ cao của bệnh nhân Lao kháng đa thuốc (MDR-TB).
Sẽ có khoảng 5736 người tham gia được tuyển chọn (khoảng 1902 bệnh nhân chỉ điểm và 3834 HHC) tại 13 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thử nghiệm này được tài trợ bởi Viện Quốc gia về Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, Viện Quốc gia về Trẻ em và Phát triển con người, được tài trợ bởi Công ty TNHH Dược phẩm Otsuka và được điều hành bởi Thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm thuộc nhóm thử nghiệm lâm sàng AIDS (ACTG) và mạng lưới thử nghiệm lâm sàng AIDS quốc tế về sản phụ nhi khoa và vị thành niên (IMPAACT).
CRUSH-TB: Thử nghiệm lâm sàng pha 2C phác đồ ngắn hạn mới trong điều trị lao phổi.
Nghiên cứu viên chính người Úc: GS.TS.BS Greg Fox, Đại học Sydney
Đối tác: Bệnh viện Phổi Trung ương
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ
Chi tiết: Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tính hiệu quả của 1 hoặc 2 phác đồ điều trị bệnh lao trong 17 tuần bao gồm bedaquiline (B hoặc BDQ), moxifloxacin (M), pyrazinamide (Z)-- (BMZ) cộng với Rifabutin (Rb) hoặc Delamanid (D hoặc DLM) so với phác đồ tiêu chuẩn 6 tháng để điều trị bệnh lao phổi (TB). Cả 3 phác đồ đều là thuốc điều trị dùng 1 liều mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần.
Phác đồ 17 tuần đầu tiên:2 tháng dùng bedaquiline (B hoặc BDQ), moxifloxacin (M), pyrazinamide (Z), (BMZ),rifabutin (Rb) (BMZRB), sau đó là 2 tháng dùng bedaquiline (B hoặc BDQ), moxifloxacin (M) và Rifabutin (Rb) (2 BMZRb/2 BMRb, Nhánh 1)
Phác đồ 17 tuần thứ hai: 2 tháng dùng bedaquiline (B hoặc BDQ), moxifloxacin (M), pyrazinamide (Z), (BMZ),delamanid (D hoặc DLM); (BMZD) sau đó là 2 tháng dùng bedaquiline (B hoặc BDQ), moxifloxacin (M) và delamanid (D hoặc DLM) (2 BMZD/2 BMD, Nhánh 2)
Phác đồ điều trị tiêu chuẩn đối chứng kéo dài 26 tuần bao gồm 2 tháng dùng isoniazid, rifampin, ethambutol và pyrazinamide (2HRZE), sau đó 4 tháng dùng isoniazid và rifampin (4HR); (2HRZE/4HR, Nhánh 3)
Mục tiêu là tuyển được 288 người tham gia gồm cả nam và nữ (96 người/mỗi nhánh). Những người tham gia sẽ được theo dõi cho đến 78 tuần sau khi phân bổ ngẫu nhiên hoặc cho đến khi người đăng ký tham gia cuối cùng hoàn thành 52 tuần sau khi phân bổ ngẫu nhiên, tùy cái nào đến trước.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC).
ASTERoiD: Đánh giá tính an toàn, khả năng dung nạp và hiệu quả của rifapentine uống hàng ngày trong 6 tuần so với phác đồ có chứa rifamycin trong 12-16 tuần trong điều trị lao tiềm ẩn
Nghiên cứu viên chính người Úc: GS.TS.BS Greg Fox, Đại học Sydney
Đối tác: Bệnh viện Phổi Trung ương
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ, Trung tâm Y tế Quận 6 (TpHCM), Phòng khám chuyên khoa hô hấp Phổi Việt (TpHCM).
Chi tiết: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phác đồ điều trị ngắn ngày mới sử dụng rifapentine hằng ngày trong 6 tuần (6wP, nhánh thử nghiệm) so với nhóm đối chứng điều trị lao tiềm ẩn (LTBI) dựa trên rifamycin trong 12-16 tuần (phác đồ tiêu chuẩn, nhánh đối chứng).
Thử nghiệm này được thực hiện ở những người có nguy cơ cao tiến triển thành lao (TB) và cần điều trị LTBI. Nghiên cứu sẽ được thực hiện ở những nơi có tỷ lệ mắc khác nhau, và bệnh nhân tại đây đang điều trị LTBI bằng các phác đồ dựa trên rifamycin trong 12-16 tuần như tiêu chuẩn.
Giả thuyết của nghiên cứu này là Sự an toàn và hiệu quả của 6wP không kém hơn so với liệu trình so sánh gồm 12-16 tuần điều trị với phác đồ có thuốc nhóm rifamycin trong điều trị LTBI.
Những người tham gia được thu tuyển và phân bổ ngẫu nhiên vào một trong hai nhánh nghiên cứu: nhánh 6wP thử nghiệm hoặc nhánh đối chứng. Phác đồ điều trị của nhánh đối chứng bao gồm: 12 tuần dùng isoniazid (INH) và rifapentine (3HP) mỗi tuần một lần, 12 tuần dùng INH và rifampin (3HR) hằng ngày và 16 tuần dùng rifampin (4R) hằng ngày. Tổng số 560 người tham gia mỗi nhánh (tổng cộng 1.120) để đánh giá độ an toàn và 1.700 người tham gia mỗi nhánh (tổng cộng 3.400) để đánh giá hiệu quả. Người tham gia sẽ được thu tuyển, được điều trị theo phân bổ ngẫu nhiên và được theo dõi trong 24 tháng kể từ ngày tham gia.
Sau khi hoàn thành việc thu thập dữ liệu, các phân tích thống kê sẽ được tiến hành để so sánh tỷ lệ ngừng thuốc do phản ứng có hại của thuốc (ADR) và tỷ lệ mắc lao mới được chẩn đoán giữa nhánh 6wP và nhánh đối chứng.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC).
SAPPHIRE: SAPPHIRE sẽ (i) mở rộng chương trình can thiệp về bệnh lao tại Việt Nam, tập trung vào sàng lọc cộng đồng diện rộng, (ii) mở rộng can thiệp giảm kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế, (iii) tăng cường hệ thống quản lý bệnh mãn tính.
Nghiên cứu viên chính người Úc: GS. TS. BS Greg Fox, Đại học Sydney
Đối tác: Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y Dược Cần Thơ , Đại học Huế, và các đối tác khác.
Địa điểm nghiên cứu: Sẽ được xác nhận sau
Chi tiết: Đề xuất chưuơng trình can thiệp gửi cho DFAT gồm có 2 vùng (1) Việt Nam-Campuchia và ( 2) Fiji -Solomons-PNG, nhằm mang lại các lợi ích chiến lược thông qua kết nối các đối tác trong từng vùng và giữa các vùng.
Tại khu vực Việt Nam-Campuchia, các hoạt động được SVI thực hiện gồm có (i) mở rộng chương trình can thiệp về bệnh lao tại Việt Nam, tập trung vào sàng lọc cộng đồng diện rộng, (ii) mở rộng can thiệp giảm kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế, (iii) tăng cường hệ thống quản lý bệnh mãn tính. Trong 3 lĩnh vực đó, các can thiệp chung xuyên suốt được đưa vào áp dụng bao gồm xây dựng năng lực, vận động chính sách, và bình đẳng giới. Các bài học rút ra sẽ được áp dụng vào việc lập kế hoạch và triển khai các biện pháp can thiệp của Campuchia.
Thông qua tài trợ từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Viện Đại học Sydney Việt Nam sẽ hợp tác với các đối tác của Việt Nam để thực hiện chương trình này.
Dự án AETAP-PPI: Viện Đại học Sydney Việt Nam và các đối tác hỗ trợ Bộ Y tế và các cơ quan trực thuộc Bộ tham gia tăng cường nỗ lực tiêm chủng.
Nghiên cứu viên chính người Úc: GS.TS. BS Greg Fox, Đại học Sydney
Các bên liên quan chính: Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Cục Y tế Dự phòng
Chi tiết: Mục tiêu chính của dự án là tăng cường tiếp nhận và truyền thông về vắc xin phòng COVID-19, xây dựng các chiến lược và tài liệu truyền thông, cũng như kế hoạch tập huấn về vắc xin hiệu quả, cung cấp giảng viên và tài liệu cho hoạt động tập huấn của Bộ Y tế và UNICEF, đồng thời cung cấp tư vấn kỹ thuật cho Hội đồng tư vấn và sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế của Bộ Y tế (NITAG). Dự án được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Chính phủ Úc thông qua Trung tâm Giám sát Nghiên cứu Tiêm chủng Quốc gia Úc.
GAVI: Dự án này nhằm mục đích cung cấp tư vấn kỹ thuật cho Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Tiêm chủng Quốc gia Việt Nam.
Nghiên cứu viên chính: Giáo sư Nguyễn Thu Anh, Viện Đại học Sydney Việt Nam
Các bên liên quan chính: Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Cục Y tế Dự phòng
Chi tiết: Dự án bao gồm các hoạt động chính sau:
1. Cung cấp tư vấn kỹ thuật cho Hội đồng tư vấn và sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế của Bộ Y tế, bao gồm tập huấn và vận động triển khai 4 loại vắc xin mới trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
2. Phát triển tài liệu tập huấn có chất lượng cao, phù hợp bối cảnh và có khả năng thích ứng đối với việc đào tạo liên tục cho cán bộ tiêm chủng.
PREMISE: PREMISE là một nghiên cứu đánh giá công nghệ kỹ thuật số dựa trên dữ liệu có triển vọng thu thập được trong thử nghiệm V-SMART.
Nghiên cứu viên chính: Trần Anh, Đại học Sydney
Đối tác: Bệnh viện Phổi Trung ương
Chi tiết: PREMISE sẽ khám phá sự hài lòng và mức độ sẵn sàng chi trả cho việc điều trị bệnh lao (TB) đối với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe di động (mHealth) trên điện thoại thông minh của bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng.
Kết quả sẽ được sử dụng để ước tính hiệu quả chi phí trọn đời của mHealth trong việc tăng cường quản lý lao kháng thuốc ở Việt Nam.
PREMISE được tài trợ năm 2023 của Trung tâm nghiên cứu hợp tác Sydney Đông Nam Á.
Nghiên cứu về tác động của bệnh Aspergillosis phổi mạn tính ở những người có tiền sử lao phổi
Nghiên cứu viên chính: PGS. TS. BS. Justin Beardsley, Đại học Sydney
Đối tác: Bệnh viện Phổi Trung ương
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Phổi Hà Nội, Bệnh viện 74 Trung ương
Chi tiết: Nghiên cứu tiến cứu thuần tập trên nhóm bệnh nhân lao phổi đã hoàn thành điều trị nhằm đánh giá tỷ lệ hiện mắc và gánh nặng bệnh tật của bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính, cũng như đánh giá các đặc điểm vi sinh học. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia Úc.