Kết nối với chúng tôi
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
Cách tiếp cận toàn diện về chăm sóc sức khỏe
Xây dựng cộng đồng khỏe mạnh không chỉ là vấn đề y tế. Điều này đòi hỏi cộng đồng được trao quyền để tìm kiếm và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Trong nhiều năm, đội ngũ nghiên cứu của Viện Đại học Sydney Việt Nam đã hợp tác với các nhà nghiên cứu của Đại học Sydney và các tổ chức đối tác để hiểu rõ hơn về vai trò của cộng đồng trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh, dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao và tác động của COVID-19 gây ra những thách thức y tế đặc biệt, những phát hiện này đã tác động trực tiếp đến chính sách, định hướng chiến lược ứng phó với bệnh tật và hỗ trợ các sáng kiến chăm sóc sức khỏe mới.
Các thử nghiệm lâm sàng mở rộng đang cung cấp thông tin cho các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe
Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính cần được tiếp cận các phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời. Nghiên cứu về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Hen suyễn và Phòng chống Hút thuốc lá (VCAPS) tại Việt Nam đã chứng minh tính hiệu quả và khả thi của các phương pháp tiếp cận tích hợp trong phòng ngừa và điều trị bệnh phổi mạn tính tại bốn tỉnh của Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu chính bao gồm Giáo sư Greg Fox từ Đại học Sydney, Giáo sư Guy Marks từ Đại học New South Wales, và các Giáo sư Vũ Văn Giáp và Ngô Quý Châu từ Bệnh viện Bạch Mai, Giáo sư Nguyễn Thu Anh và Thạc sĩ Phạm Ngọc Yến từ Viện Đại học Sydney Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã làm việc với Sở Y tế tại 4 tỉnh để hiểu rõ hơn về cách bệnh nhân tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu kết hợp các thử nghiệm lâm sàng, khảo sát và nghiên cứu định tính.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn, việc chẩn đoán và điều trị rất phức tạp. Bệnh nhân thường thiếu kiến thức về tình trạng bệnh của mình, trong điều kiện hỗ trợ xã hội và tài chính thường còn hạn chế.
Với những phát hiện cuối cùng dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm 2024, các kết quả nghiên cứu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hoạt động chăm sóc bệnh nhân. Không chỉ phù hợp với Việt Nam, những phát hiện này cũng sẽ góp phần cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân ở những nơi có nguồn lực hạn chế khác trên thế giới.
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm, và tỷ lệ hút thuốc ở Việt Nam xếp hạng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thực hiện nghiên cứu kiểm soát thuốc lá VCAPS, các nhà nghiên cứu đã khảo sát hành vi hút thuốc, những tác động tiềm ẩn với sức khỏe và hỗ trợ cai thuốc ở Việt Nam.
Bằng cách khảo sát những người đang hút thuốc tại các cơ sở y tế trên khắp Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc được nhân viên y tế tư vấn bỏ thuốc có nhiều khả năng sẽ cố gắng bỏ thuốc hơn. Theo nhà nghiên cứu - Giáo sư Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – kết quả của các biện pháp hỗ trợ cai thuốc hiện nay bao gồm tư vấn và liệu pháp thay thế nicotine còn hạn chế.
Giáo sư Vũ Văn Giáp cho biết: "Mặc dù tỷ lệ cai thuốc lá của các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá hiện nay còn thấp, nhân viên y tế vẫn đóng vai trò quyết định trong việc hỗ trợ người hút thuốc lá bỏ thuốc. Những biện pháp can thiệp với chi phí thấp này có thể góp phần giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam".
Bằng cách hiểu thái độ của cộng đồng đối với việc hút thuốc cũng như tầm quan trọng của các nhân viên y tế trong việc khuyến khích cai thuốc lá, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực hướng tới các phương pháp hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả hơn. Hiệu quả của đường dây cai thuốc miễn phí dành cho người hút thuốc sẽ được kiểm tra khi toàn bộ kết quả của nghiên cứu VCAPS được công bố vào cuối năm 2024.
Thái độ của cộng đồng đã và đang tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận vắc xin cũng như phản ứng của công chúng đối với COVID-19. Từ năm 2020, Giáo sư Nguyễn Thu Anh từ Viện Đại học Sydney Việt Nam đã tư vấn cho Chính phủ về các biện pháp ứng phó với COVID-19 cũng như hoạt động truyền thông hiệu quả tới cộng đồng.
Khi số ca COVID-19 bắt đầu tăng ở Việt Nam, sự kỳ thị của người dân đối với COVID-19 cũng tăng theo. Bằng cách thu thập dữ liệu định tính, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự kỳ thị này có nguy cơ ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia xét nghiệm và chẩn đoán của người dân.
Các nhà nghiên cứu Phó Giáo sư Sarah Bernays và Trịnh Hoàng Duy đề xuất các chiến lược nhằm giảm bớt sự kỳ thị có hại về COVID-19 đồng thời hỗ trợ phòng ngừa dịch bệnh tổng thể. Việc tách biệt nguy cơ lây nhiễm khỏi hành vi có thể điều hướng khiến những người tham gia xét nghiệm và chẩn đoán phải có trách nhiệm, thay vì quy trách nhiệm cho những cá nhân có kết quả xét nghiệm dương tính.
Ví dụ: xét nghiệm hàng loạt đã khiến cho việc xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 trở thành dấu hiệu đánh giá hành vi cá nhân, mà coi nó như một rủi ro chung của cộng đồng.
Trong những năm 2022-2023, các nhà nghiên cứu của Đại học Sydney cũng đã hợp tác với đội ngũ nghiên cứu của Viện để giải quyết tình trạng e ngại tiêm nhắc lại vắc-xin COVID-19. Theo Giám đốc Điều hành của Viện Đại học Sydney Việt Nam đồng thời là nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, Giáo sư Nguyễn Thu Anh, sau khi nguồn cung cấp vắc xin ổn định, việc tiêm nhắc lại vắc-xin đã trở thành vấn đề chính cần quan tâm.
"Khi các báo cáo bắt đầu cho thấy các biến thể mới hơn gây ra bệnh nhẹ hơn, mọi người ít lo lắng hơn và nghĩ rằng họ không cần liều vắc-xin thứ ba", Giáo sư Thu Anh nói.
"Cùng lúc đó, thông tin và tin đồn về phản ứng bất lợi của vắc-xin bắt đầu lan truyền, và một số người không còn muốn tiêm nữa".
Nghiên cứu định tính trong lĩnh vực này đã hỗ trợ việc xác định mục tiêu tiêm chủng tốt hơn hướng tới những nhóm có nguy cơ cao và cải thiện hoạt động truyền thông nhằm giảm bớt kỳ thị và cải thiện hiệu quả xét nghiệm.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney hiện đang hợp tác với các nhân viên nghiên cứu của Viện để tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận và tiếp nhận bốn loại vắc-xin mới sẽ được giới thiệu trong chương trình tiêm chủng quốc gia (Vaccine phòng bệnh do virut Rota, Vaccine phòng bệnh do phế cầu - PCV, Vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung - HPV và Vaccine phòng bệnh cúm mùa - Influenza), thông qua dự án nghiên cứu Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của nhóm chuyên gia Úc về tiếp cận vắc-xin trong khu vực: Chính sách, Kế hoạch và Triển khai (AETAP-PPI).
Dự án hợp tác với Bộ Y tế và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhằm:
Với khả năng đặc biệt trong kết hợp các thử nghiệm lâm sàng với nghiên cứu định tính, Viện sẽ tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chất lượng cao để nâng cao khả năng của cộng đồng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe kịp thời và hiệu quả.